Khảo cổ học Tiền_Thái_Bình_hưng_bảo

Đồng tiền Thái Bình cũng như các tiền khác sau này các triều đại phong kiến cho đúc đều bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, biểu tượng cho trời và đất theo quan niệm của người phương Đông. Quan điểm này được gìn giữ và phát triển nhất quán trong việc đúc tiền qua các triều đại vua sau này. Đến triều đại cuối cùng phong kiến cuối cùng đồng Bảo Ðại Thông Bảo của vua Bảo Ðại vẫn tuân thủ hình thức này. Hiện đồng tiền cổ nhất Việt Nam còn được lưu giữ tại phòng truyền thống của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khảo cổ học cho thấy Thái Bình hưng bảo có ba loạt khác nhau. Cả ba loạt đều có lỗ hình vuông ở giữa và có đường kính không đều nhưng bình quân khoảng 22 mm. Cả ba loạt đều có mặt trước ghi chữ Thái Bình hưng bảo bằng chữ Hán. Có một loạt thay vì chữ Thái lại là chữ Đại. Hiện chưa rõ: do lâu ngày đồng tiền đó bị hỏng nên mất một chấm, hay đó thực sự là chữ Đại nhưng được đọc là Thái. Về mặt sau, thường có chữ Đinh (họ của vua) đúc nổi; nhưng có một loạt không có chữ gì. Tiền Thái Bình hưng bảo đúc bằng hợp kim chứa nhiều đồng hình tròn, lỗ vuông kiểu tiền Trung Quốc[1].

Sử liệu cũ của Việt Nam không đề cập đến việc nhà Đinh có đúc tiền. Tuy nhiên, sử liệu cũ của Trung Quốc thì có nhắc đến và dựa vào đó Bành Tín Uy viết rằng năm 970 Đinh Bộ LĩnhViệt Nam đúc tiền Thái Bình hưng bảo. Theo Đỗ Văn Ninh, việc sử liệu cũ của Việt Nam không nhắc đến việc này có thể là do nền kinh tế tiền tệ thời nhà Đinh còn mới manh nha, tiền chưa được sử dụng nhiều, trao đổi hàng hóa là chính, lương bổng và thuế má đều bằng hiện vật.

Thời Tiền Lê trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế và giao thương trao đổi, Lê Hoàn cho lập xưởng đúc tiền Thiên Phúc trấn bảo. Tiền Thiên Phúc kế thừa hình dáng và kích thước như tiền thời Đinh, có hình tròn, đường kính 2,2 - 2,4 cm. Giữa có lỗ hình vuông, mặt trước có chữ viết chân phương niên hiệu của triều đại. Mặt sau lưng có chữ Lê, chữ đúc gọn nổi sắc nét. Tiền Thiên Phúc sau này tìm được ở nhiều nơi: cố đô Hoa Lư, hoàng thành Thăng Long, thương cảng Vân Đồn và nhiều nơi khác, những trung tâm kinh tế của đất nước thời bấy giờ. Sự có mặt của tiền Thiên Phúc ở nhiều nơi, không gian lưu thông rộng cho thấy, tiền được đúc và sử dụng nhiều, khẳng định giá trị tiền tệ của nhà nước độc lập.[6]

Bên cạnh những đồng tiền do nhà nước độc lập Việt phát hành, các đồng tiền Trung Quốc cũng được sử dụng trong thông thương trao đổi với tư cách là "ngoại tệ". Trong các hoạt động kinh tế, thương mại hai đồng tiền Việt Nam và Trung Quốc được sử dụng song song, nhất là các vùng thương cảng biên viễn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiền_Thái_Bình_hưng_bảo http://vietantique.com/coins/VN-a-coins/content.ht... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://tindoco.free.fr/HTML/tienco.htm http://cafef.vn/videos/927-video-chuyen-ve-dong-ti... http://www.baobinhdinh.com.vn/datnuoc-connguoi/201... http://thuvien.dhnh.edu.vn:7778/activity/pdf/tien_... http://nbtv.vn/tin-tuc-su-kien/ninh-binh-24h/van-h... http://kienthuc.net.vn/phong-thuy/thai-binh-hung-b... http://www.btv.org.vn/vi/c78i10896/Nhung-dong-gop-... http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/quan-doi/d...